Lịch sử làng nghề trồng hoa cây cảnh truyền thống Vỵ Khê:
Năm Kỷ Tỵ (1209) quan Thượng phẩm phụng ngự Phạm Bỉnh Di bị giết, tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đem quân nổi loạn chiếm kinh thành. Vua Lý Cao Tông cùng Thái Tử Sảm chạy về Hải Ấp (nay là Hưng Nhân - Thái Bình) ở nhà Trần Lý, thấy con gái Trần Lý là Trần Thị Dung sinh đẹp bèn lấy làm vợ rồi phong cho Trần Lý chức Minh tự, phong cho Tô Trung Từ - cậu ruột của Trần Thị Dung chức Điện tiền Chỉ huy sứ. Mùa xuân năm Tân Mùi (1211) Thái tử Sảm lên ngôi là Lý Huệ Tông. Nhà vua lập Trần Thị Dung là Nguyên phi, Tô Trung Từ được phong chức Thái uý phụ chính. Cũng vào năm Tân Mùi, Thái Uý Tô Trung Từ đến Nguyễn Gia Trang, thấy nơi đây là vùng đất đẹp, ruộng đất phù sa màu mỡ, dân cư thuần phác nên đã cho lập Hành Cung để đi lại. Thái Uý đem quân tu sửa Toà thành gần chợ Bình Giã thành một toà thành kiên cố để phòng thủ, ông còn cho đào con sông nhỏ vào phía nam chợ để thuyền buôn đi lại dễ dàng. Về sống tại đây, Tô Trung Từ ngoài việc khuyến khích sản xuất mở rộng nghề nông trang, ông còn dạy nhân dân địa phương trồng hoa cây cảnh làm kế sinh nghiệp. (Trích dẫn từ nguồn ghi chép lại)

- Mảnh đất này cũng nằm trong cùng vùng đất của Trạng Nguyên Nguyễn Hiền (người làng Dương Miện Thượng HIền Phủ Thiên Trường nay xã Dương A Xã Nam Thắng Nam Trực Nam Định).
- Đây cũng là vùng đất trong phủ Thiên Trường triều Trần đóng góp sức người cùng với cả nước ba lần chống quân Nguyên Mông phương bắc.
- Lịch sử cận đại trong kháng chiến chống Pháp và Phát xít Nhật (nạn đói 1945), đánh đuổi thực dân Mỹ, có lớp lớp người con nơi đây lên đường nhập ngũ không trở về. Bà mẹ phải nhất quyết xin giữ lại đứa con út ở nhà đi học vì cả nhà đã nhập ngũ.
- Ngày nay trong phát triển kinh tế mới, người dân nơi dây vẫn coi trọng việc con cháu học tập, đóng gớp sức người cùng cả nước đồng thời giữ gìn nghề truyền thống của ông cha.
Phát triển quê hương:
- Là một người con của mảnh đất Nam Định, cùng với mọi người trong làng, trong xã, trong huyện, trong tỉnh. Người dân nơi đây trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước luôn tích cực tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, bằng trí tuệ cha ông đi trước truyền lại. Nhiều người đi xuất khẩu lao động (Nhật Đài Hàn ...) đem tiền về xây dựng quê nhà. Nhiều con cháu được đi học làm kỹ sư, bác sỹ ... Nhiều người xa quê vào Lâm Đồng xây dựng vùng kinh tế mới. Nhiều người con vươn ra biển trên đoàn tàu vươn đại dương. Nhiều người tham gia công nhân trong các khu công nghiệp trên quê nhà. Nhiều người mở công ty doanh nghiệp...
- Cùng với các làng nghề khác như: làng chạm khắc gỗ La Xuyên, đúc đồng Ý yên, kèn đồng Phạm Pháo Hải Minh, huyện Hải Hậu, nước mắm Sa Châu xã Giao Châu, huyện Giao Thuỷ, làng tơ Cổ Chất nằm tại xã Phương Định, huyện Trực Ninh, làng nghề nấu rượu Kiên Lao, làng nghề nặn tò he Hà Dương, làng nghề nón lá Nghĩa Châu, làng nghề mây tre đan Thạch Cầu, làng nghề muối Bạch Long , làng nghề làm bún Phong Lộc Tây, làng nghề hoa lụa Báo Đáp, làng rèn Vân Chàng, làng nghề làm khăn xếp Giáp Nhất, làng nghề phở, làng nghề cây cảnh Vỵ Khê, đóng thuyền Ninh Cơ ...
- Những người con nơi đây luôn hướng về quê hương và trong các hoạt động từ thiện ủng hộ người nghèo, xây nhà giúp đỡ gia đình khó khăn có công với cách mạng ...
Sản phẩm mặt hàng ở làng cây cảnh Vỵ Khê:
- Cây nền cỏ nhật, chuỗi ngọc ....
- Cây bóng mát cây công trình xoài, tường vy, mít, bách tán, lộc vừng ...
- Cây bon sai nhỏ, cây bon sai tùng la hán, sanh Nam Điền, tùng kim ...
- Sanh lọng, sanh trực ...
- Cảnh quan sân vườn (vạn tuế, mít cổ thụ ...), hồ cá Koi ...
- Và các loại cây khắp cả nước và kể cả nước ngoài cũng được giao thương nơi đây (cây miền Nam, cây Nhật Bản, cây Trung Quốc)
- Tất cả sản phẩm nơi đây đều có tính cạnh tranh cao đáp ứng được tất cả thị hiếu của mọi người.
Tùng là hán truyền thống mang bản sắc riêng có kế thừa từ cha ông tổ tiên:
- Dưới sự cạnh tranh từ tùng la hán Nhật Bản, nhà vườn và nghệ nhân ở Vỵ Khê luôn giữ gìn sắc nét những dáng cây La Hán cổ truyền mang đậm bản sắc dân tộc.
- Với đặc điểm phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu và thiên nhiên Việt Nam. Cùng với dáng cây có trị lâu dài bền vững: dáng long cổ tùng La Hán, dáng trực, dáng hoành, la hán tán. La hán nghệ thuật. Cây phát triển ra lộc không ngừng, được trồng từ bé hấp thụ khí trời đất nước mang cốt cách dáng dấp riêng của Việt Nam.
- Cây được tham gia triển lãm cùng với xuất hiện ở nhiều nơi như danh lam thắng cảnh, tòa nhà trụ sở.

Đoàn đại biểu trong lễ hội cây cảnh Vỵ Khê

Cây Long la hán ở xe thứ hai trong đoàn xe
Bởi: Thi công nhà vườn Trần Quốc Toản